Chị em đều biết rằng việc học tiền sản là vô cùng quan trọng để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất về quá trình chăm sóc thai kỳ, cách thở, rặn đẻ và cách chăm sóc trẻ sau sinh. Hãy cùng các mẹ tham gia một lớp tiền sản tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội. Trong buổi học này, mời các mẹ cũng học về cách thở, rặn đẻ chuẩn nhất, hỗ trợ quá trình sinh nở được dễ dàng và nhanh chóng với nữ hộ sinh Đặng Thúy Hằng (Khoa sản - Bệnh viện Việt Pháp)
Theo nữ hộ sinh Đặng Thúy Hằng, trong thai kỳ các mẹ bầu chỉ nên tăng từ 8-12kg là tối đa, 15kg cực kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên việc tăng cân còn phải phụ thuộc vào cân nặng và chiều cao của mẹ trước khi mang bầu.
Nữ hộ sinh lưu ý: "Trong suốt quá trình mang thai, chị em cần lưu ý không sờ tay vào bụng, xoa bụng vì có thể gây cơn co tử cung dẫn đến đẻ non. Ngoài ra, việc xoa đầu ngực trong thai kỳ cũng không được. Nguyên tắc trong thời kỳ mang thai là không ra máu, không ra nước và không có cơn co tử cung. Khi xuất hiện bất kỳ những dấu hiệu nêu trêncần đến gặp bác sĩ sản khoa ngay lập tức".
Theo chị Hằng, về lý thuyết từ tuần thứ 37 trở đi khi thai nhi đã điều chỉnh ngôi thì ít đạp hơn trước. Các mẹ cần lưu ý theo dõi con đạp hàng ngày, nếu buổi sáng ngủ dậy hoặc buổi chiều không thấy dấu hiệu của bé thì vẫn cần đến bệnh viện để kiểm tra cho chắc chắn. Bởi có khi trẻ đã điều chỉnh ngôi nên ít đạp nhưng cũng có khi trẻ đang bị yếu và kêu cứu nhưng mẹ không hay biết.
Nếu con đạp bình thường mà chuyển sang đạp nhiều cũng không nên chủ quan, cần đi khám ngay lập tức. Bởi có thể xảy ra trường hợp thai nhi quấn thêm vòng dây rốn vào cổ, bé sẽ kêu cứu khẩn cấp nên đạp nhiều hơn.
"Với các bà bầu văn phòng, ngồi máy tính chú ý cứ 1 tiếng đi lại 3-4 phút kèm uống 1 cốc nước để chân đỡ phù rồi mới làm việc tiếp. Khi có dấu hiệu chân phù, nhức váng đầu có thể đó là triệu chứng sớm của nhiễm độc thai nghén, nguy cơ dẫn đến sản giật nên cần đến thăm khám ngay lập tức", bà bầu cần chú ý.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét